Mark Bertolini, CEO Aetna cho biết: “Nếu nhân viên có thể chứng mình rằng họ ngủ đủ 7 tiếng trong vòng 20 đêm liên tiếp, họ sẽ nhận được 25 USD cho mỗi đêm, tổng cộng là 500 USD mỗi năm”. Ông giải thích rằng đây là cách Aetna giúp nhân viên giữ được tinh thần làm việc tốt.
Huffington Post thì không trả lương cho nhân viên ngủ, nhưng rất khuyến khích ngủ trong giờ làm việc. Bằng chứng là họ bố trí cả phòng ngủ ở công ty. Google, Zappos và Ben & Jerrry’s cũng không nằm ngoài xu hướng này.
Nhân viên gắn bó công ty là do văn hóa doanh nghiệp? / 8 sai lầm của doanh nghiệp khiến nhân viên “bỏ chạy”
Trong thời điểm tỷ lệ thất nghiệp thấp và thiếu nhân lực có trình độ cao, các công ty lớn đã nghĩ ra đủ loại phúc lợi để thu hút nhân tài. LinkedIn cho nghỉ lễ không giới hạn. PwC trả nợ học phí cho nhân viên. Twilio trợ cấp nhân viên tiền mua sách mỗi tháng. Twitter mở lớp học châm cứu và ứng xử… Đây là những phúc lợi mà các công ty nhỏ sẽ chẳng bao giờ đáp ứng nổi do hạn chế về tài chính.
Vậy tại sao lại có những người muốn làm ở công ty nhỏ khi mà công ty lớn sẽ trả lương cao hơn, với đãi ngộ tuyệt vời hơn? Một phần đúng là vì tiêu chí tuyển chọn gắt gao nên các ứng viên thường khó xin vào những công ty lớn. Nhưng chớ quên rằng những công ty như vậy cũng rất đang khát nhân tài. Vậy, câu trả lời nằm ở chính con người bạn.
Những người làm việc ở công ty lớn thường rất thông mình tài giỏi. Họ yêu công ty và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Nhưng có một thứ mà họ không có như những người làm việc ở công ty nhỏ là sự kiểm soát.
Thực tế là với những nhân viên ở công ty lớn, dù trình độ cao cỡ nào, cũng không thể tự quyết định được công việc của mình. Công ty không phải của bạn, bạn chỉ làm thuê cho nó, kể cả khi bạn có chút ít cổ phần trong đó đi nữa. CEO cũng là nhận chỉ thị từ hội đồng quản trị và nhận tiền từ cổ đông. Cổ phần của bạn chẳng những không thấm vào đâu, mà còn chịu tác động của những nhà điều hành Phố Wall.
Bạn quan trọng, nhưng hoàn toàn có thể thay thế. Công ty đã tồn tại lâu năm trước khi bạn xuất hiện và sẽ tiếp tục phát triển kể cả khi bạn biến mất. Công việc của bạn sẽ ổn định miễn là bạn biết vâng lời cấp trên.
Ở những công ty nhỏ hơn thì mọi chuyện lại khác. Với quy mô chỉ từ 10 đến 50 người, đóng góp của bạn chắc chắn sẽ có tác động lớn. Vai trò của bạn mang tính chất sống còn. Sếp bạn chắc chắn sẽ cần tới lời khuyên của bạn. Nếu bạn đi, mọi thứ sẽ rối tung lên. Bạn sẽ cảm nhận được rằng mình là một phần của công ty, chứ không phải chỉ là một nhân viên thuộc một phòng ban nào đó.
Nếu làm việc tốt, bạn sẽ có được sự tín nhiệm của người đứng đầu công ty. Bạn được phép linh hoạt sắp xếp công việc và giao phó trọng trách, thậm chí còn có cơ hội được chia lợi nhuận. Nhưng điều tuyệt vời nhất vẫn là bạn đang tự kiểm soát được công việc cũng như cuộc sống của mình.
Hà Tường (Theo Entrepreneur/ Vnexpress)