Quá thời hạn mà vẫn không có gì thay đổi, khí hậu Trái đất sẽ vĩnh viễn không thể đảo ngược. Hãy hành động ngay, trước khi quá muộn.
Biến đổi khí hậu tưởng như là một quá trình dài hơi, nhưng hậu quả của nó thì Trái đất đã và đang được nếm trải trong nhiều năm gần đây.
Bạn nghĩ sao về bức ảnh dưới đây:
Bức ảnh bên phải có màu thật đẹp! Màu xanh của nước và lá cây. Thế nhưng, sự thật: ảnh bên trái là Alaska ngập tràn băng tuyết vào tháng 8/1941, và hình ảnh trái ngược được ghi nhận tại đây vào tháng 8/2004 báo động về tình trạng băng tan.
Theo như thống kê, tỉ lệ dâng cao của mực nước biển đã tăng thêm 50% so với 2 thập kỷ trước (lưu ý: tỷ lệ nước dâng, không phải mực nước). Còn trong năm 2017, nhiều nơi trên thế giới cũng chạm ngưỡng kỷ lục về nhiệt độ. Và 3 năm gần đây cũng được ghi nhận là những năm nóng nhất trong lịch sử.
Chỉ còn 3 năm trước khi biến đổi khí hậu vào giai đoạn không thể phục hồi.
Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu chủ yếu là do tác động của con người, mà phần nhiều đến từ hiệu ứng nhà kính từ khí thải carbon.
Chính vì thế mà 6 nhà khoa học nổi tiếng, trong đó có bao gồm cựu trưởng ban khí hậu của Liên Hợp Quốc – Christiana Figueres và nhà vật lý người Mỹ – Stefan Rahmstorf đồng nhất đưa ra lời cảnh báo với mọi người: nếu tình hình này còn tiếp diễn, chúng ta sẽ chỉ còn 3 năm trước khi biến đổi khí hậu chạm ngưỡng không thể phục hồi.
Đó cũng chính là nội dung bức thư ngỏ do 6 người cùng công bố mới đây. Cụ thể, nếu như khí thải không được cắt giảm vào năm 2020, nhiệt độ toàn cầu sẽ chạm ngưỡng không thể đảo ngược.
Bức thư nhằm mục đích thúc đẩy chính phủ, doanh nghiệp, khoa học và công dân các nước phải tham gia đóng góp vào quá trình giảm thiểu khí nhà kính trên thế giới.
Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu chủ yếu là do tác động của con người.
Theo Rahmstorf, nếu như chạm ngưỡng không thể phục hồi, hậu quả xảy ra sẽ rất lớn. Rừng rậm sẽ bị phá hủy nhanh chóng, lũ lụt xảy ra thường xuyên do mực nước biển gia tăng.
Đồng thời, các hiện tượng thời tiết sẽ trở nên khó lường, gây ảnh hưởng đến nông nghiệp, và chắc chắn nạn đói sẽ xảy ra.
Còn nhớ, Hiệp định Paris được thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP21) diễn ra tại Paris (Pháp) hồi tháng 12/2016 đã quy định một loạt biện pháp về bảo vệ khí hậu nhằm giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu trong phạm vi 1,5 – 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.
Ngoài ra, hiệp định đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, các nước phát triển sẽ huy động tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang sử dụng những nguồn năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chúng ta sẽ phải làm gì?
Bức thư ngỏ của 6 chuyên gia có đặt ra những mục tiêu cho năm 2020, bao gồm nâng các nguồn năng lượng thay thế, cắt giảm lượng phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu), và cắt giảm mọi hoạt động tàn phá rừng hiện nay.
Chúng ta hay chung tay để bảo vệ môi trường ngày một tốt hơn.