Alibaba đầu tư mạnh dịch vụ chăm sóc sức khỏe với AI

Alibaba Health Information Technology dự kiến mở rộng đầu tư vào trí tuệ nhân tạo và bổ sung các dịch vụ mới, sau khi tăng trưởng doanh thu dịch vụ thương mại điện tử trong 12 tháng qua.

0
45

Lợi nhuận trong năm 2017 của công ty kinh doanh chăm sóc sức khỏe thuộc tập đoàn Alibaba đã tăng tới 414.2% lên 2.4 tỷ NDT (376,5 triệu USD), từ 475,1 triệu NDT của năm trước đó. Lỗ cũng giảm từ 208,6 triệu NDT xuống 109 triệu NDT. Cổ phiếu của công ty cũng tăng giá đến 26.13%, ở mức 5.60 HKD trong phiên giao dịch gần nhất.

Shen Difan, Giám đốc điều hành của Alibaba Health, nhấn mạnh kết quả tài chính được cải thiện là do tăng doanh thu đáng kể trong lĩnh vực sản phẩm chăm sóc sức khỏe và kinh doanh thương mại điện tử, chủ yếu cung cấp dịch vụ gia tăng và thuê ngoài cho hạng mục dược phẩm trên sàn bán lẻ Tmall của Alibaba. Trong báo cáo thường kỳ của công ty, lợi nhuận tăng trưởn sẽ đem lại lợi ích như đầu tư lớn hơn vào lĩnh vực y tế có liên quan tới trí tuệ nhân tạo, cũng như nghiên cứu và phát triển các sản phẩm hiện đại và đột phá như y dược thông minh, dịch vụ y tế trên nền Internet và quản lý sức khỏe cá nhân.

(Nguồn: SCMP)

Sau khi chính chủ Trung Quốc đẩy mạnh triển khai AI thành chiến lược quốc gia vào tháng 7/2017, lĩnh vực này trở thành cuộc cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều đối thủ. Trung Quốc đã khẳng định chính phủ nước này sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng của AI, cũng như quảng bá mô hình Internet Plus với mục tiêu hội nhập Internet vào ngành kinh tế offline truyền thống gồm cả chăm sóc y tế và sức khỏe người cao tuổi.

Vào năm 2017, Alibaba Health đã phối hợp với ba bệnh viện hàng đầu trong nước để khai trương phòng lab y tế AI đầu tiên, trong khi dân số đang già đi khiến quốc gia này phải tìm kiếm công nghệ hiện đại nhằm cải thiện tình trạng phân phối nguồn lực y tế không đồng đều. Dự án này bao gồm việc thiết lập một nền tảng công cộng hỗ trợ chẩn đoán thông minh và đưa ra quyết định lâm sàng.

Trung Quốc đang phải chứng kiến sự bùng nổ của nhiều bệnh mãn tính trong những năm gần đây, với khoảng 110 triệu người dân mắc bệnh tiểu đường, và 330 triệu người mắc bệnh cao huyết áp. AI có tiềm năng cải thiện điều trị y tế lên tới 30 ~ 40%, và giảm chi phí tới 50%, theo đánh giá của Frost&Sullivan. Tính tới hết tháng 3/2018, gần 23.000 bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng viên đã đăng ký với Alibaba Health để tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, cung cấp khoảng 50.000 lần tư vấn trong ngày. Dịch vụ “Myhealth” trên ứng dụng Taobao có khoảng 28 triệu tài khoản sử dụng. Nền tảng vacxin của Alibaba Health có tới hơn 1000 điểm dịch vụ ở 100 thành phố nhằm cung cấp thông tin giáo dục về vacxin cho 200 triệu người.

Cũng tính tới 31/3/2018, hơn 7.500 doanh nghiệp thuộc các ngành dược phẩm, thực phẩm và thực phẩm dinh dưỡng đã đăng ký với Alibaba Health để gia nhập nền tảng mang tên Ma Shang Fang Xin, nhằm theo dõi vòng đời hoàn chỉnh của sản phẩm họ cung cấp, cũng như hoàn tất các nghĩa vụ luật pháp phải tuân thủ của họ. Số lượng các nhà sản xuất dược phẩm có liên kết với công ty đạt con số 2.865, tức hơn 80% tổng số các doanh nghiệp này tại Trung Quốc.

Sự cạnh tranh giữa những gã khổng lồ công nghệ Baidu, Tencent và Alibaba đã ngày càng nóng lên trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo. Sản phẩm y tế AI đầu tiên của Tencent ra mắt vào năm 2017 mang tên Miying, được dùng để kiểm tra nội soi nhanh chóng và phát hiện ung thư tại hơn 100 bệnh viện trên toàn lãnh thổ. Trong khi đó, Baidu sử dụng tính năng của Baidu Brain – tích hợp các tài sản và dịch vụ AI – vào lĩnh vực y tế, cho triển khai chatbot hỗ trợ bác sĩ trao đổi với bệnh nhân.

A.M (Theo SCMP)